-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Quản trị rủi ro cho doanh nghiệp như thế nào
Hoàng Phúc
04/08/2022
0 nhận xét
Trong thời buổi kinh doanh ngày nay, thị trường cạnh tranh khốc liệt và sự tác động của dịch bệnh dẫn đến việc doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần có các công tác chuẩn bị quản trị rủi ro cho mình. Có sự chuẩn bị tốt việc quản trị rủi ro sẽ giúp cho doanh nghiệp phân tích, xác định các mối nguy ở tương lai để có thể kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục, giảm thiệt hại nhất cho doanh nghiệp. Vậy quản trị rủi ro là gì? Alo Nguyên Liệu sẽ cung cấp một số thông tin về quản trị cho người đọc để có bạn có thể hiểu rõ hơn về nó.
Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là quá trình xác định và nhận dạng các tình huống hoặc các vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó lên kế hoạch chiến lược để xử lý rủi ro nhằm ngăn chặn và hạn chế hết mức có thể sự tác động của rủi ro đó lên doanh nghiệp. Đồng thời cũng tìm cách biến rủi ro thành cơ hội. Biết trước được những rủi ro trong tương lai sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đề phòng hơn là sự ứng phó và giải quyết khi vấn đề đó xảy ra.
Quản trị rủi ro thường là quy trình do các nhà lãnh đạo cấp cao, quản lý thực hiện.
Có thể hiểu rủi ro là một vấn đề hay sự kiện nào đó có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp. Chúng ảnh hưởng đến quá trình phát triển và vận hành của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Rủi ro có thể xảy ra từ thị trường hoặc thậm chí là ở ngay chính doanh nghiệp.
Quy trình thực hiện quản trị rủi ro Quản trị rủi ro khi bán đồ ăn vặt
Bước 1: Thiết lập bối cảnh cho các rủi ro trong việc bán đồ ăn vặt
Người quản trị rủi ro cần dự đoán, hình dung ra được tất cả các trường hợp rủi ro xảy ra với doanh nghiệp trong thời gian tương lai. Từ đó, lập các tiêu chí để đánh giá và xác định được cấu trúc phân tích.
Bước 2: Nhận diện rủi ro
Ở bước này, người thực hiện cần tìm hiểu rõ về môi trường làm việc và thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Từ đó, có thể xác định được các rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải. Rủi ro của doanh nghiệp có thể chia thành 4 nhóm như sau:Rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro tuân thủ.
Bước 3: Phân tích rủi ro
Khi đã xác định rủi ro cụ thể do đâu gây ra, doanh nghiệp có thể tiến hành đánh giá khả năng và những hậu quả mà rủi ro đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào. Việc phân tích rủi ro với mục tiêu là để nắm rõ hơn từng trường hợp cụ thể và sự ảnh hưởng của nó đến với các dự án, mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
Bước 4: Đánh giá rủi ro
Dựa vào mức độ rủi ro và hậu quả mà nó mang đến mà thực hiện đánh giá và xếp hạng rủi ro đó. Người đánh giá cần đưa ra quyết định về việc có thể chấp nhận các rủi ro đó hay không và xác suất sự việc xảy ra để tìm kiếm hướng giải quyết tốt nhất.
Bước 5: Xử lý rủi ro
Đây là kế hoạch để ứng phó rủi ro khi nó xảy ra. Trong bước này, bạn cần xác định đâu là rủi ro lớn nhất để đưa ra kế hoạch giảm thiểu sự ảnh hưởng của nó hoặc sửa đổi các rủi ro đó ở mức độ doanh nghiệp chấp nhận được. Bạn phải đưa ra các chiến lược để phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và kế hoạch dự phòng cho mình ở bước này.
Bước 6: Lập kế hoạch và giám sát rủi ro
Điều rất quan trọng bạn cần lưu ý là quản trị rủi ro là một quá trình thực hiện liên tục không có điểm cuối, ngay cả sau khi rủi ro đã được xác định và khắc phục. Bạn càng xem xét và giám sát cẩn thận kế hoạch quản trị rủi ro của mình, doanh nghiệp của bạn sẽ càng bền vững và bạn càng tránh được những tác động không đáng có từ những rủi ro.
Kết luận
Mỗi doanh nghiệp cần thực hiện quản trị rủi ro cho mình để kịp thời ứng phó với những rủi ro xảy đến trong tương lai. Điều đó giúp cho doanh nghiệp của bạn hoạt động bền vững và luôn đạt được mục tiêu mà ban quản trị đề ra mổ cách tốt nhất.
Bình luận:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.